Bệnh tăng động là bệnh thường gặp ở trẻ em. Những biểu hiện con bị tăng động thường là sự hiếu động quá mức ở trẻ, không chịu ngồi yên và kém tập trung
Cùng Blog Tinka tìm hiểu về những triệu chứng của tăng động nhé!
Thông thường những biểu hiện của tăng động thường gặp là trẻ sẽ hiếu động rất nhiều so với những đứa trẻ khác, liên tục vận động, chạy nhảy và thiếu kiềm chế trong nhiều việc. Quan trọng hơn, là bệnh tăng động sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu tập trung ở trẻ, ảnh hưởng đến việc học cùng như các sinh hoạt khác.
Bệnh này thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 8 – 11 tuổi, nên bố mẹ phải chú ý đến trẻ nhiều hơn khi trẻ có những biểu hiện nêu trên.
Vậy, bệnh tăng động được gây ra bởi nguyên nhân nào?
Mặc dù không có một cơ sở khoa học nào chắc chắc về nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, nhưng thường là do:
– Trẻ bị tổn thương sinh học hoặc rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương.
– Trẻ bị tác động bởi các yếu tố tâm sinh lý, căng thẳng, không được quan tâm chăm sóc nhiều bởi bố mẹ.
– Bố mẹ cần làm gì khi con bị tăng động?
Trong trường hợp, bạn nhận thấy những biểu hiện con tăng động như:
– Hiếu động quá mức, không chịu ngồi yên một chỗ
– Khả năng tập trung cực kì kém so với những đứa trẻ khác. Bạn không thể hướng dẫn trẻ bất cứ điều gì một cách dễ dàng, bé không hề chú ý vào vấn đề mà bạn đang nói. Hoặc trẻ đang làm việc này lại chạy sang làm việc khác, không hề chịu ngồi yên.
– Lúc nào trẻ cũng bốc đồng, nóng vội và làm hỏng việc.
Những biểu hiện trên là cơ sở để bạn đưa con mình đến bác sĩ để khám bệnh, chẩn đoán và có các phương pháp điều trị phù hợp.
Ngoài phương pháp điều trị của bác sĩ, bạn có thể cài thiện tình trạng của bé tại nhà bằng cách:
– Chú ý và quan tâm đến trẻ nhiều hơn, kiềm chế trẻ những lúc trẻ quá hiếu động
– Nói cho nhà trường biết để cả gia đình và nhà trường đều có sự quan tâm đặc biệt đến trẻ.
– Có phương pháp dạy trẻ học một cách thông minh, nhẹ nhàng để trẻ nhanh hiểu vấn đề
– Cho trẻ chơi các đồ chơi cho con bị tăng động để trẻ khắc phục được khả năng kém tập trung của mình.
Hi vọng những điều cần biết về bệnh tăng động ở trẻ em sẽ giúp các mẹ hỗ trợ bé phát triển toàn diện.
Những biểu hiện của con bị tự kỉ