Tự kỉ là một trong những căn bệnh phổ biến ở trẻ em hiện nay. Dù vậy, vẫn có không ít bậc phụ huynh thiếu kiến thức về căn bệnh này. Việc hiều rõ tính chất của bênh, nguyên nhân và cách điều trị là một trong những điều bạn cần lưu ý để có thể phát hiện sớm bệnh và cho bé cơ hội được điều trị tốt nhất. Cùng Blog Tinka tìm hiểu về bệnh tự kỉ ở trẻ em để có kiến thức nền vững chắc giúp con bạn phát triển tốt.
Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến bệnh tự kỉ gồm nguyên nhân, biểu hiện của bệnh và cách phòng tránh bệnh tự kỉ ở trẻ em.
Trẻ bị mắc bệnh tự kỉ từ rất nhiều nguyên nhân:
• Di truyền
• Trong quá trình mang thai người mẹ mắc bệnh cúm hay sởi,…
• Mẹ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai.
• Mẹ sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, như thuốc an thần, axit valproic hoặc thuốc điều trị dạ dày, tá tràng, viêm khớp…
• Mẹ tiếp xúc với thuốc trừ sâu trong thời kỳ mang thai.
• Mẹ gặp vấn đề về tuyến giáp, sự thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong tuần 8 – 12 của kỳ thai nghén sản sinh ra những thay đổi trong não thai nhi dẫn tới bệnh tự kỷ sau khi bé chào đời.
• Mẹ bị căng thẳng, mệt mỏi, stress trong lúc mang thai.
• Trẻ thiếu sự quan tâm của cha mẹ, và chịu nhiều áp lực.
Biểu hiện của bệnh tự kỉ
- Chậm nói, khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ
Từ 16 – 17 tháng tuổi, trẻ phải nói được các từ đơn, chậm nói là biểu hiện ở trẻ mà bạn cần phải để ý. Hoặc đến tuổi mà trẻ không hiểu lời người khác và cũng không biểu đạt được ý nghĩ của mình nên hay nói những câu, từ vô nghĩa hoặc không ăn nhập với hoàn cảnh. Khi được hỏi, nhiều trẻ không trả lời được mà nhại lại câu hỏi một cách máy móc.
- Không có sự giao tiếp hay tương tác với người khác
Trẻ tự kỉ sẽ không nhìn vào mắt người khác, trẻ không giao tiếp, không biểu hiện tình cảm ngay cả với mẹ (không hề bám mẹ). Những em bé bình thường khi 9-10 tháng tuổi nếu ở cạnh trẻ khác thường có động thái làm quen như cười, chạm vào bạn, xin – cho đồ chơi hay thức ăn; nếu thấy thích thú điều gì thì muốn chia sẻ với người khác nhưng trẻ tự kỷ không thế.
- Trẻ không biết cách dùng đồ chơi
Trẻ bị bệnh tự kỉ sẽ không biết dùng đồ chơi, chỉ cầm lên đập đập rồi ném, hoặc chơi không đúng chức năng. Việc cho trẻ chơi các trò chơi, đồ chơi khá là khó khăn đối với các bậc cho mẹ.
- Tác phong của trẻ sẽ lặp đi lặp lại
Trẻ tự kỷ rất máy móc, chẳng hạn nếu mẹ dẫn đi nhà trẻ nếu vòng qua một cái cột điện thì lần sau nhất thiết cũng phải đi như vậy. Nếu phải thay đổi, trẻ sẽ phản ứng dữ dội như gào khóc, cắn cấu. Bệnh nhân tự kỷ cũng hay có các hành vi lặp đi lặp lại như vê tay, vặn tay, vặn người, nhón chân. Nếu bạn thấy con mình có biểu hiện này, phải để ý và đưa trẻ đến trung tâm y tế sớm nhất.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc chăm sóc bản thân, thường rất lóng ngóng, vụng về.
Bệnh tự kỉ rất khó điều trị vì thế bất cứ bà mẹ nào có con nhỏ mà trẻ có biểu hiện như trên thì phải nhanh chóng đưa trẻ đi điều trị. Các triệu chứng tự kỷ thường bộc lộ rõ từ 2 tuổi, nhưng thực ra nếu tinh ý, trong nhiều trường hợp, các bà mẹ có thể phát hiện những bất ổn của con mình sớm hơn nhiều ngay cả khi trẻ mới 1 tuổi.
Cách phòng tránh bệnh tự kỉ ở trẻ
Bệnh tự kỉ có thể phòng tránh được nếu bạn biết cách chăm sóc và quan tâm tới trẻ. Để phòng tránh bệnh tự kỉ ở trẻ các bậc phụ huynh cần chú ý những điều sau:
Không nên bắt ép và tạo áp lực cho trẻ bằng cách nhốt trẻ trong nhà học cả ngày. Hãy tích cực cho trẻ được ra ngoài chơi đùa, giao lưu và kết bạn.
Phụ huynh nên cổ vũ trẻ tham gia các hoạt động tập thể để trải nghiệm tình bạn, trí tuệ và sự ấm áp, đùm bọc, đoàn kết. Phụ huynh có thể cho phép trẻ đưa bạn bè về nhà chơi, giao lưu học hỏi. Tiếp xúc nhiều với bạn bè sẽ giúp trẻ có được sự tự tin vào cuộc sống và xã hội.
Hướng dẫn trẻ biết cách tự lập ngay từ khi còn nhỏ. Các phụ huynh nên để cho trẻ học cách tự mình làm mọi việc dù có gặp khó khăn hay trở ngại để này giúp tu luyện ý chí cho trẻ.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh tự kỉ, giúp các bậc phụ huynh có sự chăm sóc tốt nhất dành cho các bé để bé của bạn có thể phát triển bình thường như mọi đứa trẻ khác.