Mẹ không biết cách rất dễ khiến con bị hăm tã

Bên cạnh nhiều vùng như cổ, nách thì bẹn và vùng kín là những nơi trẻ rất dễ bị hăm do mặc tã. Nếu mẹ không biết cách sẽ khiến bé rất dễ bị hăm tã gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.

Mùa hè, mồ hôi ra nhiều, thời tiết nóng bức khiến số lượng các bé bị hăm tăng lên và nhất là đối với các bé gái. Việc mặc tã cũng như thiếu vệ sinh cần thiết cho con khiến các những vùng luôn ẩm này phát sinh vy khuản làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé.

Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm

Hăm là tình trạng viêm da tại các nếp gấp. Nguyên nhân khiến bị hăm hay làm trầm trọng hơn tình trạng hăm chính là nhiệt độ, độ ẩm, thiếu sự lưu thông không khí hay do ma sát. Hăm tã xuất hiện ở vùng mông, bẹn và vùng kín của trẻ. Hăm tã thưởng xuất hiện nhiều vào mùa hè bởi:

  • Các mẹ cho bé mặc bỉm với hầu như cả ngày. Thay bỉm chậm trễ khiến mông trẻ luôn ẩm ướt
  • Không vệ sinh vùng kín thường xuyên cho trẻ
  • Bỉm không đảm bảo chất lượng
  • Thoa phấn rôm quá dày làm bít lỗ chân lông của bé

Cách khắc phục trẻ bị hăm

Các mẹ cần thường xuyên quan sát vùng bẹn của trẻ để sớm phát hiện ra tình trạng hăm. Hăm phát hiện càng sớm thì bé càng chóng lành. Một số biện pháp mà bạn có thể khắc phục khi phát hiện ra trẻ bị hăm:

  • Giảm thời gian mặc bỉm cho bé trong mùa hè. Những lúc không cần thiết các mẹ nên để bé được thoải mái. Buổi sáng, tập thói quen si trẻ đái. Buổi tối có thể trải lớp ga giường bằng nilon mát hoặc các loại vải lót dưới mông trẻ. Hạn chế tối đa tình trạng ẩm ướt và hầm nóng do đóng bỉm.
  • Cần theo dõi để thay tả mới cho trẻ, không nên để tả quá nặng, nước bẩn để lâu sẽ sinh vi khuẩn dính vào mông, các kẽ và bộ phận sinh dục của trẻ khiến bé bị hăm, ngứa ngáy, mẫn đỏ khó chịu.
  • Sau mỗi lần mở bỉm thay bỉm nên vệ sinh cho bé kỹ. Sử dụng nước ấm lau lông, bộ phận sinh dục sau đó dùng khăn bông mềm để thấm sạch. Mẹ không nên thay bỉm mới ngay cho bé mà để một khoảng thời gian cho bé thoáng, sẽ đỡ hăm hơn.
  • Dùng kem trị hăm để thoa những vị trí hăm cho trẻ. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì khi bạn dùng 1 ngón tay lấy kem thoa cho trẻ thì lần tiếp theo nên dùng ngón tay khác để tránh nhiễm khuẩn vào hộp kem bôi cho trẻ.
  • Chọn loại bỉm phù hợp với bé.

Các mẹ cần xử lý nhanh vấn đề này để vùng da bị hăm không trở nên trầm trọng hơn. Và cách tốt nhất vẫn là hạn chế thời gian đóng bỉm cho trẻ và vệ sinh sạch sẽ để vùng da đương thông thoáng.