Cách dạy trẻ tính tình hung dữ

Mỗi đứa trẻ có một tính cách khác nhau. Bạn cảm thấy con quá hung dữ, thường đánh mọi người xung quanh, hay cãi lại,…Vậy cách dạy trẻ hung dữ làm sao cho hợp lý?

Bên cạnh tính cách mặc định từ lúc sinh ra thì một phần sự “hung dữ” mà các mẹ nhận định cũng chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển của trẻ. Bạn đã nghe thấy cụm từ ” khủng hoảng tuổi lên 3″ hay chưa? Đây chính là giai đoạn trẻ khá “khó bảo”, các bé thường cứng đầu và ít vâng lời. Bố mẹ cần hiểu được những điều này để có cách xử lý phù hợp.

Nhiều bà mẹ có các cách dạy khác nhau. Dưới đây là một vài sự chia sẻ của các mẹ khi con mình quá hung dữ:

  • Dùng cách thức “lấy độc trị độc”: Nhiều mẹ cho biết, khi con có hành động đánh bạn bè mình thì mẹ cũng nghiêm mặt đánh vào nơi con đã đánh bạn y như vậy và hỏi con con có đau không? Con nghĩ thế nào nếu con cũng đánh bạn đau như vậy?

–> Tuy nhiên, cách này chỉ thực sự hiệu quả đối với trẻ lớn hơn, có nhận thức rõ ràng về hành động của mình. Khi bị tác động ngược, trẻ có thể liên hệ đến hành vi của mình. Bước suy ngẫm diễn ra, cảm thấy mình đau và hành động đánh người của mình là sai. Nhưng với các bé độ tuổi nhỏ, khoảng tầm 3 tuổi thì biện pháp này có thể gây phản tác dụng. Trẻ khi bị đánh hay la mắng quá nhiều lần sẽ trở nên lì lợm hơn, càng thêm cứng đầu bướng bỉnh.

be-qua-hung-du-1

  • Đối với các bà mẹ khác, khi trẻ tỏ ra khá khó chịu, thường cãi lời, xấc láo với người lớn, có ý định khởi phát đánh hay tranh dành đồ chơi với bạn thì các mẹ ngăn chặn ngay bằng cách nghiêm giọng nhắc nhở, hướng con đến cách giải quyết khác. Những ông bố mẹ này uốn nắn trẻ mềm dẻo hơn, khuyên nhủ, nhắc nhở con mỗi ngày.
  • Cách thứ 3 chính là lời khuyên “bơ đi” của nhiều bà mẹ cảm giác “bó tay” với con mình. Tuy nhiên những lời khuyên nhủ, giải thích cho trẻ hiểu rõ vấn đề vì sao không hài lòng với con vẫn rất cần thiết bạn nhé.
  • Biện pháp khác mà nhiều bà mẹ khuyên chính là đưa bé đến lớp mầm non để trẻ làm quen với môi trường học tập, có các hoạt động bổ ích hàng ngày giúp trẻ “giải toả” bớt năng lượng trong người.

Giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 3” khi trẻ bộc lộ ý thức cá nhân mạnh mẽ hơn nên sẽ khá khó chịu. Bố mẹ nên định hướng con có thái độ tích cực hơn thay vì ép buộc, bắt con “phải” như vậy, bởi ép buộc chỉ khiến trẻ “cương” lại mà thôi.

Trong giai đoạn “khủng hoảng” này chính là thời điểm trẻ biết ý thức về bản thân hơn nhưng chưa biết cách. Các bà mẹ gặp phải tình trạng này cho biết qua một khoảng thởi gian trẻ sẽ tự bớt hung hăng như trước nữa. Đây chưa hẳn là tính cách quyết định của bé sau này nên bố mẹ không nên quá thất vọng về con hay “thả” con không thèm đoái hoài tới.