Té ngã ở trẻ nhỏ – tiềm ẩn những hiểm họa

Té ngã ở trẻ nhỏ thường rất hay xảy ra do nhiều nguyên nhân và trong rất nhiều trường hợp, những hiểm họa khôn lường khi trẻ bị té ngã thường tiềm ẩn những nguy hiểm mà nếu bố mẹ không cẩn thận có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các bé.

Té ngã là sự mất thăng bằng của cơ thể, khi bị té ngã cơ thể bé sẽ rơi xuống nền nhà, mặt đất. Nếu té ngã nhẹ nhàng thì không sao nhưng trong trường hợp bé té ở những nơi có bề mặt gồ ghề, nhiều đất đá và đặc biệt là đạp mạnh vùng dầu vào vật cứng thì sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng. Vì thế các ông bố bà mẹ không được lơ là khi chăm sóc trẻ để hạn chế những trường hợp này. Trong trường hợp con bạn bị té, bạn cũng cần phải biết cách sơ cứu để hạn chế những tổn thương trong cơ thể của các bé. Bài viết này sẽ giúp các bạn thực hiện điều này một cách dễ dàng.

tre-te-nga

  • Nguyên nhân nào thường xảy đến việc té ngã ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị té ngã, trong đó phải kể đến các nguyên nhân thường gặp như:

Trẻ hay chơi, chạy nhảy, leo trèo ở những nơi không an toàn.

Trẻ bị trượt té ở những nơi nhầy nhụa, có nước.

Trong nhà có quá nhiều đồ đạc khiến trẻ bị vấp.

Bố mẹ không để mắt đến trẻ trong khi trẻ còn đi chưa vững và chưa ý thức được những nguy hiểm xung quanh mình.

  • Khi trẻ bị té ngã, bạn cần phải làm gì trước tiên.

Để có cách chăm sóc trẻ tốt nhất khi trẻ bị chấn thương do té ngã, trước hết, bạn cần dành thời gian để học qua các lớp sơ cứu hoặc nghiên cứu về các phương pháp sơ cứu cơ bản.

Trong trường hợp, bạn chưa hề học qua các lớp sơ cứu này, khi trẻ bị té ngã, bạn không nên vội xoa bóp hoặc rờ nắn tay chân trẻ. Đặc biệt là trong trường hợp trẻ té mà có cảm giác quá đau, việc bạn rờ nắn tùy tiện có thể dẫn đến việc lệch xương, khó chữa trị.

Khi trẻ bị té và bị thương vùng chân tay có cảm giác quá đau, bạn cũng có thể sơ cứu cho trẻ bằng cách gác chân trẻ lên cao để máu được lưu thông, và tuyệt đối không được chườm nóng cho trẻ vì chườm nóng sẽ khiến các mạch máu giãn ra làm máu chảy nhiều, vết thương như vậy càng khó lành hơn. Bạn có thể dùng khăn nhúng nước lạnh, vắt khô và chườm vào chỗ đau để giảm đau cho trẻ rồi đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Trẻ bị té ngã, nguy hiểm nhất là việc trẻ bị chấn thương đầu mà bạn không hề hay biết. Ban đầu có thể trẻ sẽ không có dấu hiệu gì rõ ràng nhưng một khi trẻ có dấu hiệu bị chóng mặt hay nôn mửa, bạn cần nhanh đưa trẻ đến bệnh viện. Tốt nhất, nếu con bạn bị té và bạn thấy trẻ bị đập đầu xuống vùng đất cứng hoặc vật nhọn, bạn phải đưa trẻ đi khám đề phòng trừ các trường hợp xấu sẽ xảy ra.

Bố mẹ cần hết sức chú ý những vật dụng nguy hiểm, dọn sạch các vật dụng này trong khi trẻ chơi đùa và để mắt đến trẻ thường xuyên để hạn chế việc trẻ bị té ngã. Khi chơi đồ chơi cũng vậy, đừng cho trẻ chơi những món đồ chơi quá lớn, không phù hợp với độ tuổi. Bạn nên chọn những món đồ chơi an toàn cho bé chơi, khi trẻ chơi các trò chơi ngoài trời, cần có bố mẹ hoặc người lớn trông coi để đảm bảo an toàn cho trẻ.

làm thế nào để hạn chế bệnh đường hô hấp ở trẻ nhỏ