Trẻ không thương em, có biểu hiện tranh phần, thậm chí còn đánh em,…khiến không ít bố mẹ cảm thấy phiền lòng. Làm các nào để trẻ thương em là điều mà bố mẹ cần tìm hiểu bởi đôi khi lỗi lại không phải do trẻ mà phần lớn là do bố mẹ đã vô tình tạo cho con.
Khi nhà có thêm một thành viên mới, đó là một sự thay đổi lớn. Bố mẹ dường như dành hết tình cảm, sự quan tâm chăm sóc cho thành viên nhỏ bé mà quên mất đứa con lớn của mình. Đứa bé từ trước đến nay vốn được bố mẹ yêu thương, dành toàn bộ tình cảm, là đứa con đầu tiên của thành quả hạnh phúc bỗng dưng bị san sẻ tình cảm, trẻ sẽ không khỏi hụt hẫng.
Vì tư duy của con còn non nớt, chưa thể nhận biết như người lớn, vậy nên việc cảm giác em bé đã “chiếm mất” bố mẹ của mình là điều rất hiển nhiên, kể ra thì không có gì đáng trách. Có lẽ, phần lớn bố mẹ đã không biết cách để chuẩn bị tâm lý cho con, không biết cách sẻ chia tình cảm và còn có những câu nói vô tình làm tổn thương bé.
Giai đoạn chuẩn bị có em bé, bố mẹ ngay từ đầu đã phải chuẩn bị tâm lý cho con. Đồng thời tìm hiểu thông tin để có thể cân nhắc trong cách đối xử với con mình.
1. Chuẩn bị tâm lý trước cho trẻ
Trước khi em bé chào đời, mẹ nên tạo tình cảm gắn kết giữa hai đứa trẻ. Mẹ có thể cho con nói chuyện với em, vuốt ve bụng, có thể nói cho con biết em và bố mẹ đều rất yêu con. Việc em ra đời nhà sẽ càng vui hơn và tình cảm bố mẹ cho con vẫn rất nhiều. Điều này giúp trẻ yên tâm và sớm xem em là một niềm vui bí ẩn nho nhỏ.
2. Tạo mối gắn kết giữa trẻ
Tạo mối gắn kết giữa hai trẻ là điều rất cần thiết. Mẹ có thể khuyến khích con trong quá trình chăm em bé. Bé có thể hỗ trợ mẹ khi chăm em như lấy những món đồ cho em, cùng em chơi đùa,..Mẹ cũng có thể dạy trẻ cách ẳm em. Nhưng tất cả đều là sự khuyến khích tự nguyện, yêu cầu mẹ thật khéo, đừng khiến trẻ cảm thấy mẹ không thương mình mà toàn bắt mình chăm em.
3. Quan tâm con bằng hành động, không chỉ là lời nói
Đừng chỉ là những lời nói yêu thương suông! Nhiều mẹ do tâm lý em bé còn nhỏ nên dành tất cả sự quan tâm cho em bé còn lại, những thói quen đưa con đi học, vỗ về con, hỏi han con đầu,…đều bị bỏ quên. Khi em bé ngủ, các mẹ nên dành thời gian cho con.
Bạn cần biết san sẻ thời gian và tình cảm để con không thấy hụt hẫng. Mua cho con thêm những món đồ chơi tại shop đồ chơi giá sỉ để vừa tiết kiệm, vừa để con vui vẻ và không tủi thân.
4. Không dùng câu nói vô tình gây chia rẻ
Nhiều bố mẹ khi nhìn thấy con không thương em hoặc mắc lỗi nào đó thường có những câu nói đại loại như: “Con hư quá, mẹ không thương con nữa”, “con như vậy thì mẹ chỉ thương em thôi”, “con thấy em ngoan không còn con thì…”,…
Những câu nói đó vô tình làm tăng tính ghen tị trong lòng trẻ. Việc bé có biểu hiện như vậy đôi khi cũng là cách riêng bé muốn gây sự chú ý với bố mẹ để bố mẹ quan tâm đến mình hơn. Đừng phán xét con, hãy giúp con hiểu dần bằng tình yêu thương của mình.
Trên đây là những kinh nghiệm về cách để bạn làm cho trẻ thương em của mình hơn. Tinka hi vọng chúng sẽ có ích với bạn. Bên cạnh đó, tinka cũng chia sẻ thêm nhiều kiến thức như làm sao để bé có giấc ngủ ngon và sâu để bạn có thể áp dụng cho con mình !