Nên uống thuốc gì, kiêng ăn gì khi bé bị bệnh kiết lỵ đó là điều mà khá nhiều bố mẹ thắc mắc. Đây là bệnh nguy hiểm do đó bạn cần đặc biệt chú ý.
Bé đi lỵ thường còn nguy hiểm hơn cả tiêu chảy. Nhiều bố mẹ không biết, chỉ hỗ trợ men tiêu hoá thôi thì không thể cầm được tình trạng lỵ của bé.
Hội chứng kiết lỵ là gì?
Nếu phân tích theo y học đôi khi nhiều bố mẹ sẽ cảm thấy khá khó hiểu, vậy nên chúng ta chỉ cần hiểu ở mức cơ bản để phân biệt với tiêu chảy thông thường.
Lỵ là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hoá. Biểu hiện giống với tiêu chảy là đau bụng, nhu cầu đi vệ snh nhiều lần nhưng nếu tiêu chảy chỉ dừng ở số lượng 4-5 lần thì bé bị lỵ có thể đi hơn 10 lần trong ngày.
Bạn cần cẩn trọng xem phân của con để xác định con có phải đang bị kiết lỵ hay không: Phân ban đầu hơi sệt nhưng sau đó sẽ loãng. Trong phân có chất nhày như nước mũi, màu đục như mủ. Ngoài ra phân còn lẫn máu, máu thường màu hồng nhạt hay rất sậm. Máu và nhầy đi ra cùng với phân. Khi nhận biết được 2 dầu hiệu này:
- Đi vệ sinh lỏng hơn 10 lần trong ngày, đau quặn bụng
- Phân có nhầy và máu
Bố mẹ xác định ngay con đang bị lỵ. Lúc này cần đưa ngay trẻ đến bác sĩ. Trường hợp này bác sĩ sẽ cho trẻ bị kiết lỵ uống kháng sinh để diệt khuẩn.
>> Xem thêm: đồ trẻ em giá rẻ
Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì, kiêng ăn gì ?
Khi trẻ bị lỵ sẽ bị mất nước trầm trọng. Đầu tiên mẹ nên thường trực bổ sung nước Oresol để bù nước và điện giải cho trẻ.
- Bé đi nhiều cũng rất mau đói nên bố mẹ không được để bé nhịn. Trẻ còn đang bú, mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú. Bé bú bình thì cần vệ sinh bình bú thật cẩn thận. Số lần bú vẫn giữ nguyên.
- Bé đã ăn được thì những ngày đầu khi bị lỵ tuyệt đối không nên sử dụng đồ tanh để nấu ăn cho trẻ. Bởi đồ tanh như hải sản, thịt, trứng dễ làm kích thích dạ dày đang yếu của bé tiêu chảy nặng hơn.
- Nấu cháo loãng, dùng thực phẩm loãng, cơm nát. Bé mệt biếng ăn thì nên chia nhỏ ra nhiều lần ăn trong ngày. Sau 7 ngày thì mới nên cho bé ăn đồ có mùi tanh như thịt, cá trở lại.
- Những loại rau như cần, hành tây, hoa quả, giá,…có nhiều chất xơ cũng không nên cho bé ăn. Ngoài ra, bạn cũng nên kiêng đồ ăn cay, nước ngọt có gas.
Bé bị kiết lỵ sẽ rất lã người. Bố mẹ nên cho bé uống thuốc theo chỉ định bác sĩ. Đồng thời, bù nước thường xuyên và tránh để bé đói. Lưu ý là bệnh này có tính lây rất mạnh nên phải vệ sinh nhà, dụng cụ ăn uống sạch sẽ, ăn chín uống sôi,….
TOP TRÁI CÂY BỔ DƯỠNG CHO BÉ