Những loại bệnh bé hay mắc phải vào mùa hè

Do khi hậu nóng ẩm, nhiệt độ tăng cao là môi trường dễ phát sinh nấm mốc, các loại vi khuẩn gây bệnh nên sẽ có những loại bệnh bé hay mắc phải vào mùa hè đặc trưng.

Sau khi bố mẹ chưa kịp thở phào nhẹ nhõm vì mùa đông với những cơn ho, cảm cúm của bé qua đi thì mùa hè đã đến. Bé lại tiếp tục đối mặt với rất nhiều căn bệnh dễ mắc phải trong mùa hè này. Các ông bố bà mẹ cần nắm được và có biện pháp phù hợp khắc phục nhanh chóng.

1. Rôm sảy

benh-mua-he-1

Thời tiết nắng nóng chính là nguyên nhân dễ mắc phải căn bệnh rôm sảy ở bé. Trong mùa này, chỉ cần không chú ý lau, vệ sinh cho bé thì mô hôi và chất bẩn dễ làm bít các lỗ chân lông  khiến trẻ nổi bị rôm sảy.

Cách xử lý: Thường xuyên lau người, vệ sinh cho trẻ. Cho bé tắm rửa bằng xà phòng, không nên dùng chanh chà xát như cách người lớn vì da bé rất mỏng dễ gây rát, kích ứng da. Chú ý thường xuyên đối với những vùng da dưới cổ, nách, hai bên bẹn,…là những nơi kín dễ tích tụ mồ hôi và bụi bẩn.

2.  Sốt xuất huyết

benh-mua-he-2.2

Mùa hè cũng là thời điểm bùng nổ của dịch sốt xuất huyết. Thời gian ủ bệnh kéo dài, trong thời gian đó bé sẽ thấy người mệt mỏi, khó chịu. Biểu hiện là sốt cao đột ngột 39-40 độ C. trên người sẽ có những nốt đỏ nhỏ ẩn dưới da. Bệnh gây khó thở, sốt thành đợt, rất mệt.

Cách xử lý: Nhiều bố mẹ chỉ “đề phòng” muỗi vào buổi đêm nhưng thực ra lúc về chiều tối là thời gian muỗi hoạt động nhiều nhất. Vậy nên cần mặc đồ mát dài tay cho bé. Diệt lăn quăng bọ gậy trong nhà. Khi bé sốt nên cho uống nhiều nước, lập tức đưa đi bác sĩ để có biện pháp chăm sóc kịp thời.

3. Tiêu chảy

benh-mua-he-3

Tiêu chảy mua hè rất dễ mắc phải bởi đồ ăn dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm mốc. Đồ ăn thức uống vào mùa hè cho bé nếu không được đảm bảo bé rất dễ mắc chứng tiêu chảy.

Cách xử lý: Tiêu chảy thường khiến bé mất nước do đó bù nước cho bé thường xuyên, khuyến khích bé uống nước. Bên cạnh đó cần uống men tiêu hoá để hỗ trợ đường ruột, nếu bé vẫn không hết thì cần sử dựng thuốc để cầm theo liều lượng của bác sĩ. Đặc biệt, giai đoạn này đề kháng của bé rất yếu, bạn nên sử dụng đồ chơi an toàn cho bé để những chất độc hại từ đồ chơi không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

4. Bệnh tay chân miệng

benh-mua-he-4

Bệnh tay chân miệng cũng là một trong những bệnh bé có nguy cơ mắc phải. Các bé dưới 10 tuổi, đặc biệt là bé 5 tuổi trở xuống là đối tượng thường mắc phải bệnh này. Bệnh thường có biểu hiện sốt, loét miệng lợi lưỡi, đau họng,  phỏng nước ở lòng bàn tay, gối, mông, bàn chân,…

Cách xử lý: Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dành cho căn bệnh này. Các biện pháp phòng bệnh là vệ sinh cá nhân cho bé thường xuyên, vệ sinh môi trường xung quanh trẻ để hạn chế lây lan.

Tiếp theo, Tinka sẽ chia sẻ đến bạn một tâm sự trị con biếng ăn của một bà mẹ và đã thành công để cho bạn tham khảo thêm lúc con bạn kén ăn, gầy gò ốm yếu !