Gần đây, tình trạng cá chết hàng loạt tại các bãi biển tại khu vực miền Trung tạo nên sự hoang mang lớn trong tâm lý của người tiêu dùng. Để đề phòng mối nguy hại từ cá bị nhiễm độc, mẹ cần biết cách phân biệt giữa cá thường với cá bị nhiễm độc để con của mình được an toàn.
Sau vụ cá chết hàng loạt trên biển và thông tin một bé gái đã phải đưa đến bệnh viện trong tình trạng ngộ độc thức ăn do ăn phải loại cá này ở Quảng Bình và khu vực miền Trung, nhiều bà mẹ đã quyết định không cho bé ăn cá. Tuy nhiên, liệu tình trạng này sẽ kéo dài đến bao giờ? Cá lại là món ăn tốt cho sự phát triển và trí não của bé. Vậy tốt hơn hết các mẹ nên học cách phân biệt giữa cá bình thường và cá bị nhiễm độc để có thể hạn chế tối đa sự nhầm lẫn.
- Cá bị nhiễm độc mang cá thường có màu sậm, đỏ đậm thậm chí đỏ bầm. So với cá thường mang sẽ trơn, có màu tươi hồng.
Mang cá là dấu hiệu dễ nhận biết khi cá “có vấn đề”
- Cá bị nhiễm độc thường mủn vảy, vảy long thành từng đám trong khi vảy cá tươi sẽ bám chặt vào thân cá, còn màu óng ánh
- Cá nhiễm độc cũng thường không có mùi tanh thông thường, nếu ngửi qua sẽ có mùi lạ, khó chịu, tốt nhất không nên mua.
- Mắt cá bị độc thường bị mờ đục, mềm, thường lõm sâu. Trong khi mắt cá còn tươi thường trong sáng, lồi ra ngoài, có thể nhìn thấy màu sắc của sắc của đồng tử cá.
Không nên mua cá có mắt màu đỏ đục, mềm, lõm sâu
- Với những loại cá nhiễm độc nặng thường ngay cả hình dáng cũng bị biến dạng. Đuôi nhỏ, đầu to, lưng bị gù, thậm chí có u.
- Thân cá ươn thường mềm nhũn, không có độ đàn hồi, khi ấn vào sẽ bị lõm xuống. Cắt thân cá ra sẽ thấy thịt lỏng lẽo, không bám vào xương.
Thịt cá ươn thường mềm, nhão, có máu màu đậm do để lâu
- Bụng và hậu môn cá: Cá tươi bụng sẽ không phình to, thường có màu trắng hoặc hồng nhạt. Hậu môn thụt sâu vào bên trong, có màu trắng nhạt. Còn cá bị ươn sẽ bụng phình to, căng tròn, mềm nhũn, có khi còn bị nứt bụng, bụng cá có màu xanh. Hậu môn cá ươn thường hồng hoặc đỏ bầm và lòi ra hẳn bên ngoài….
Với những nhận dạng trên thường gặp ở cá ươn và cá bị nhiễm bệnh. Thời gian này khi chưa tìm hiểu rõ được nguyên nhân tình trạng cá chết bạn nên hạn chế khẩu phần cá hàng ngày trong thực đơn của bé và thay bằng nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác. Nếu cần mua cá, tốt hơn hết bạn nên thấy tận mắt thấy cá vẫn còn quẫy, bơi được để đảm bảo an toàn cho con.
Ngoài ra, bạn cũng cần biết những loại bệnh bé hay mắc phải vào mùa hè để có phương pháp phòng tránh cũng như cách chữa trị, đảm bảo sức khỏe cho bé thật tốt.