Khi thời tiết chuyển giao mùa hoặc do ngấm nước lúc tắm… các bé sơ sinh thường hay bị sổ mũi. Phải làm sao khi bé sổ mũi? Làm sao để con nhanh khỏi là điều mà nhiều bố mẹ muốn tìm hiểu.
Nước mũi chảy nhiều, đêm ngủ khó khăn do nước mũi làm ngạt đường thở,…khiến bố mẹ lo lắng.Sổ mũi, nghẹt mũi làm con mệt mỏi và khó khăn trong việc hô hấp. Nếu sổ mũi dài ngày không hết sẽ càng gây khó chịu cho con mà bố mẹ cũng rất xót, nguy hiểm hơn có thể gây viêm tai ở trẻ. Bạn có thể tham khảo, áp dụng các mẹo vặt dưới đây để bé chóng khỏi nhé:
1. Massage mũi cho bé
Massage mũi nghe có vẻ lạ nhưng lại rất hiệu quả nếu bố mẹ biết cách. Mẹ dùng ngón trỏ bấm vào huyệt nghinh hương nằm ở hai bên cánh mũi của bé, day day huyệt vài phút, ngày 3-4 lần, sẽ thấy ngay hiệu quả. Khi con có biểu hiện nghẹt mũi, khó thở. Mẹ dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ thực hiện vuốt nhẹ nhàng lên xuống 2 bên sống mũi. Việc làm này giúp bé thở dễ dàng hơn.
2. Xoa dầu vào lòng bàn chân trẻ
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi thì phải làm thế nào ? Khi bé sơ sinh mới vừa có biểu hiện sổ mũi nên dùng dầu khuynh diệp xoa vào lòng bàn chân con. Xoa tròn và ấn nhẹ huyệt giữa lòng bàn chân khoảng vài phút sau đó mang tất giữ ấm cho bé.
3. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có khả năng vệ sinh mũi, kháng khuẩn. Thực hiện nhỏ mũi cho con ngày 3 – 4 lần khi bé mới bắt đầu có biểu hiện hắt hơi. Khi con bắt đầu sổ mũi nhiều hơn, mẹ cần tăng số lần nhỏ mũi cho con ngày 6-7 lần. Nếu bé chảy mũi nhiều càng nên nhỏ, nhưng trước khi nhỏ cần hút sạch nước mũi mới nhỏ, nếu không sẽ khiến nước mũi chảy ngược vào sâu trong khoang mũi, khiến tình trạng viêm mũi nặng hơn. Nếu mẹ thấy con chảy nước mũi nhiều lại ngưng không nhỏ mũi sẽ khiến con viêm mũi lâu hết hơn, tình trạng có thể sẽ nặng hơn nữa.
Khi bé hoạt động, chơi do choi em be, đứng, ngồi chơi nước mũi dễ thoát ra nhưng khi nằm ngủ nước mũi sẽ đọng lại, làm ngạt được thở, khiến bé thở khò khè khó khăn. Những lúc này mẹ có thể áp dụng mẹo sau:
-
Đặt khăn ấm ở phía 2 bên tai bé trong khoảng 10-15 phút
-
Kê gối cao cho trẻ khi ngủ. Các bé sơ sinh thì có thể kê hẳn một phần vai lên gối.
-
Tắm nước ấm cho vào vài giọt khuynh diệp hoặc hoa oải hương
Bố mẹ cần lưu ý để các biểu hiện của con như hắt xì, mệt mỏi, vừa có biểu hiện chảy mũi,…để nhanh chóng xử lý kịp thời ngay từ đầu, tránh để bệnh dai dẳng lâu ngày càng thêm nặng. Những mẹo sau rất hữu ích, đã được nhiều bố mẹ áp dụng, chúc bạn bảo vệ thật tốt sức khoẻ cho con của mình.
Bài tiếp theo, chúng tôi tiếp tục đưa đến cho bạn kiến thức làm các nào để trẻ thương em? để bạn không phải lo lắng khi trong nhà có 2 con nhỏ !