Tình trạng nôn trớ ở trẻ và cách phòng tránh

Nôn trớ là một trong những ” bệnh” mà các bé thường mắc phải khiến rất nhiều bố mẹ lo lắng. Mặc dù không phải là một bệnh lí nhưng việc trẻ thường bị ợ hơi hay nôn trớ sau khi ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cách ăn uống của các bé rất nhiều. Cùng Blog Tinka tìm hiểu tình trạng nôn trớ ở trẻ và cách phòng tránh bố mẹ nhé!

Nôn trớ là hiện tượng thường thấy ở các bé sơ sinh và cả các bé lớn khi trẻ bắt đầu biết ăn thức ăn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị nôn trớ mà bố mẹ có thể dễ phát hiện như:

– Hệ thống tiêu hóa không ổn định

– Tư thế ngồi ăn hoặc sau khi ăn không thích hợp khiến bé nôn mửa. Việc này thường xảy ra khi bé ăn xong mà nằm, chạy nhảy, cười nói nhiều hay quấy khóc..Tất cả các hoạt động đó là một trong những nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ lớn, đặc biệt là trong độ tuổi từ 2 – 5 tuổi.

non=tro

– Do bạn cho bé ăn thực phẩm có độ chua và khó tiêu khiến bé dễ bị nôn

– Bé bị ốm, đau họng, viêm họng, vướng đờm trong cổ cũng là nguyên nhân thường gây nôn trớ sau khi ăn xong.

– Có thể bạn cho bé ăn quá nhiều, khiến bé bị chướng bụng nên dễ dàng bị nôn

Trước hết, bố mẹ cần tìm hiểu ra nguyên nhân, nếu là những nguyên nhân có thể khắc phục thì bạn có thể yên tâm vì tình trạng nôn trớ không gây nguy hiểm cho sức khỏe của các bé. Sau khi tìm ra nguyên nhân, bạn có thể giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ nhỏ bằng các biện pháp sau:

– Bố mẹ cần giúp trẻ ợ hơi sau khi ăn để trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn.

– Vỗ vào lưng trẻ để thức ăn đi xuống dạ dày, hạn chế được tình trạng trào ngược trở lại khi có tác động từ bên ngoài.

– Nếu bé thường xuyên bị nôn trớ sau ăn vì vận động nhiều hay quấy khóc, bạn phải có biện pháp khiến trẻ ngồi yên để giảm thiểu việc nôn trớ trở lại.

– Bạn đừng nên cho bé ăn quá no

– Khi bạn cho bé ăn, hãy để bé ngồi đúng tư thế, ngồi yên, không có trường hợp vừa ăn vừa chơi đùa.

Nôn trớ tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe của các bé nhưng lại gây ra rất nhiều phiền phức cho mẹ, sau khi trẻ nôn, nhiều bà mẹ phải dọn dẹp ” chiến trường” của trẻ rồi lại phải cho ăn lại từ đầu, rất vất vả.

Vì vậy, hãy cố gắng ” bắt bệnh” và thực hiện các cách trên để hạn chế việc trẻ nôn trớ mẹ nhé! Sau khi trẻ lớn dần, sẽ hết tình trạng này.

Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh!