Bí quyết giúp bé không chán đồ chơi

Đứa trẻ nào cũng thích đồ chơi và hầu như đều được các bố mẹ mua cho thật nhiều đồ chơi. Tuy nhiên, bé nào chơi rồi cũng chán, lại còn vứt bỏ lung tung khiến các ông bố bà mẹ phải thường xuyên dọn dẹp. Để khắc phục tình trạng “cả thèm chóng chán” này của trẻ, Blog Tinka sẽ cung cấp cho bạn một số bí quyết giúp bé không chán đồ chơi cực kì hiệu quả.

Thích rồi không thích, chơi chút lại vứt xó dường như là đặc tính của bất kì đứa trẻ nào. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách, bạn vẫn có thể đưa trẻ vào khuôn phép rất dễ dàng.

Để trẻ không chán các loại đồ chơi, không vứt bỏ lung tung và vòi vĩnh các món đồ chơi mới, bạn cần phải thực hiện các điều sau:

– Chỉ nên mua cho trẻ 1 –  2 món đồ chơi. Khi trẻ có quá ít đồ chơi, trẻ bắt buộc phải chơi đi chơi lại những món mà mình có. Việc có ít đồ chơi sẽ giúp các bé có thời gian khám phá và thêu dệt những câu chuyện tưởng tượng do chính mình đặt ra. Chơi ít mà chất lượng, còn hơn chơi nhiều nhưng không thu được lợi ích gì.

bi-quyet-giup-tre-khong-chan-do-choi

– Bạn nên dạy trẻ cách dùng đồ chơi thông minh bằng cách giúp các bé phân loại đồ chơi. Bạn nên phân thành: Đồ chơi khéo tay, đồ chơi phát triển trí não…và chia thành từng ngày. Hôm nay cho bé chơi những món đồ chơi này, ngày mai cho bé chơi những món đồ chơi khác. Cách chơi này giúp các bé đi vào khuôn phép. Dạy con cách chơi đồ chơi thông minh còn hơn là “bỏ rơi” con giữa một đống đồ chơi vô tri vô giác. Và bạn cũng nên nhớ nên chọn những món đồ dùng cho bé hữu ích đến sự phát triển sau này cho trẻ nhỏ.

– Dạy bé cách dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong, đừng để bé ỷ lại vào bạn. Hãy tập cho trẻ cách tự lập và trưởng thành ngay từ khi còn nhỏ, để chúng tự làm những điều chúng có thể. Hơn nữa, việc dọn dẹp đồ chơi giúp trẻ biết quý trọng đồ chơi hơn khi tự tay chúng dọn dẹp.

bi-quyet-giup-tre-khong-chan-do-choi2

Đừng lầm tưởng rằng thói quen mau chán đồ chơi là điều dễ chấp nhận ở các đứa trẻ. Cần phải tập cho chúng tính tự lập ngay từ bây giờ ngay cả trong việc chơi, bạn nhé!

Hãy luôn nhớ rằng, thói quen của trẻ hình thành tốt hay xấu được chi phối rất lớn bởi cách bạn giáo dục chúng. Chúc các mẹ thành công với phương pháp trên!