Theo quá trình phát triển tự nhiên của trẻ nhỏ, trẻ sẽ biết lẫy vào tháng thứ 3, biết bò vào tháng thứ vào biết đi chập chững vào tháng thứ 9. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng tuân theo sự phát triển trên. Một số trẻ vẫn chậm biết bò và qua 1 tuổi mà vẫn chưa biết đi. Để khắc phục chứng chậm biết đi ở trẻ, có rất nhiều cách, trong đó, đồ chơi là một liệu pháp hiệu quả giúp trẻ nhanh biết đi và đi vững vàng hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm biết đi như: trẻ bị thừa cân hoặc quá nhẹ cân, cơ chân yếu không đủ khỏe để di chuyển cơ thể; hệ thần kinh, bộ não không phát triển bình thường; 18 tháng tuổi mà bé chậm biết đi thì có thể trẻ bị dị tật xương chân, khớp, xương hông; thiếu Vitamin D và trẻ nhút nhát, sợ ngã khi đi.
Bé chậm đi phải làm sao
Thường xuyên phơi nắng để bổ sung Vitamin D cho trẻ, giúp hệ xương phát triển tốt; bạn phải để trẻ tự tập đi khi đến tuổi và không quá sợ hãi khi trẻ ngã; theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ để sớm nhận biết được tình trạng của con mình mà chăm sóc cho bé có một thể trạng phù hợp cho việc tập đi. Quan trọng nhất, khi trẻ có dấu hiệu vịn vào một chỗ nào đó, tức là trẻ muốn tập đi, bố mẹ phải nhân cơ hội này để khuyến khích trẻ tập đi bằng nhiều cách như động viên, hoặc dùng đồ chơi giúp trẻ tập đi.

Giai đoạn em bé chậm đi này, bạn cần dùng các loại đồ chơi để giúp hệ vận động của trẻ phát triển. Các loại đồ chơi an toàn tiêu biểu có thể kể đến như các loại xe kéo giúp bé tập đi, xe gỗ bốn bánh, đồ chơi có dây kéo để bé có thể kéo đi quanh nhà, việc đi lại thường xuyên sẽ giúp chân bé phát triển vững vàng hơn và không bị ngã.
Khi chọn các loại xe giúp bé tập đi, các mẹ nên chú ý chọn các loại an toàn, được thiết kế rắn chắc để đảm bảo trẻ không bị ngã. Ban đầu bạn có thể hỗ trợ bé, nâng đỡ bé khi bé mới chập chững những bước đầu tiên. Dần về sau, bạn nên mạnh dạn để trẻ đi một mình, sẽ giúp trẻ dạn dĩ hơn, từ đó khắc phục được tính nhút nhát của trẻ.
Bạn nên tham khảo nhiều loại xe tập đi cho bé để có thể chọn được cho con mình xe phù hợp.
Mỗi trẻ có mỗi quá trình phát triển khác nhau, không trẻ nào giống trẻ nào nên các mẹ đừng quá lo sợ khi con mình không giống như con người ta. Hãy theo dõi trẻ sát sao và tìm hiểu thêm thông tin từ nhiều phía để hỗ trợ trẻ, các mẹ nhé! Hiện nay, số trẻ bị chứng trầm cảm và tăng động đang ở mức độ đáng báo động. Do đó bạn cần phải theo dõi các biểu hiện của con và dựa theo biểu hiện của trẻ tăng động cần lưu ý cũng như trầm cảm để có thể giúp trẻ chữa trị kịp thời.