Tại sao bé ăn nhiều mà vẫn không mập?

Nhiều mẹ cảm thấy vô cùng khó hiểu khi bé ăn nhiều mà vẫn không mập? Liệu rằng trẻ đang mắc một chứng bệnh nào đó hay do những nguyên nhân khác?

Bé ăn ít hay kém ăn dẫn đến gầy yếu là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên, không hiếm trẻ ăn uống bình thường, thậm chí ăn nhiều nhưng vẫn không lên cân. Điều này các mẹ cảm thấy rất khó hiểu và bắt đầu lo lắng về tình trạng sức khoẻ của con mình. Vậy điều gì đã khiến các bé mãi không chịu lên cân?

1. Hệ tiêu hoá kém hấp thu

Hệ tiêu hoá kém hấp thu là một trong những nguyên nhân trẻ ăn nhiều mà không tăng cân. Khi hệ tiêu hoá suy giảm chức năng so với thông thường thì dưỡng chất hấp thụ vào cơ thể cũng thấp hơn so với thông thường.

Cơ địa không hấp thụ tốt hoặc thuốc kháng sinh để điều trị thường ngày cho trẻ cũng là một nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hoá. Bạn có thể dùng các loại men hỗ trợ tiêu hoá hay sữa chua cho trẻ, sẽ giúp trẻ tăng cường vi khuẩn có lợi và ổn định đường ruột.

2. Trẻ bị giun sán

Bạn cần kiểm tra lại lần sổ giun gần nhất của con. Trẻ 2 tuổi là có thể sổ được giun và cứ như vậy cách 6 tháng bạn nên sổ giun đều đặn theo chu kỳ. Theo đồ em bé giá sỉ TINKA khi đến kỳ sổ giun, nên tiến hành sổ cho cả nhà để tránh nhiễm giun chéo. Giun có thể lây lan qua nhiều đường khác nhau một cách nhanh chóng.

tại sao bé ăn nhiều mà vẫn không mập

3. Dinh dưỡng không đủ nhu cầu của trẻ

Nhiều trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn, sức ăn mạnh hơn nhưng trẻ khác. Nếu thành phần dinh dưỡng mỗi bữa ăn của các mẹ không đảm bảo sẽ dẫn đến bé chậm tăng cân.

4. Mẹ không cân bằng đủ dinh dưỡng cho từng bữa ăn

Nhiều mẹ khẳng định cho con ăn đều đặn, mỗi lần ăn cũng rất nhiều thức ăn. Tuy nhiên, thức ăn ở đây là gì lại có ý nghĩa rất quan trọng. Không phải muốn cho bé ăn gì cũng được. Ăn cơm nhiều, tinh bột nhiều mà ít có đạm, béo hay đạm béo nhiều mà thiếu chất xơ từ rau hoặc ngược lại,…Tất cả đều không tốt.

Chế độ dinh dưỡng gồm tinh bột, đạm, béo, chất xơ hay các loại vitamin đều cần được cân bằng bằng các nhóm thức ăn khác nhau. Nếu mẹ nhận thấy bữa ăn của mình vẫn chưa được cân bằng ổn thì nên tham khảo thêm các nguồn thực đơn cho bé trên nhiều trang tư vấn nhé.

5. Không cho dầu vào thức ăn của bé

Nhiều mẹ sợ dầu mỡ nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con nên hầu như hoàn toàn không thêm dầu vào bữa ăn của con. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn không đúng các mẹ nhé. Có những loại vitamin như A, D, E, K chỉ có thể tan trong dầu. Nếu các mẹ không thêm dầu vào thì tức là cơ thể trẻ sẽ rất khó hấp thụ được những loại vitamin này.

Khi chế biến các món cháo ăn dặm, tốt hơn hết các mẹ cứ thêm một thìa nhỏ dầu ăn thực vật cho bé. Đây là cách cần thiết để đảm bảo sức khoẻ cho bé lâu dài. Việc SỬ DỤNG KHÔNG ĐÚNG CÁCH KHÁNG SINH CHO CON cũng làm tăng nguy cơ còi xương cho bé rất lớn.