Dạy con cách làm chủ đồng tiền từ bé có nên chăng? Tuỳ theo quan niệm và suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh mà có sự quy định thời gian khác nhau đối với việc dạy con cách thức tiêu tiền.
Tại Nhật Bản, các bậc cha mẹ dạy con cách tiêu tiền từ rất sớm, ở độ tuổi từ 3 -5 các bé học cách tiêu tiền và tự quản lý tiền bạc. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc cho con tiêu tiền lại rất cân nhắc. Nhiều bố mẹ không muốn trẻ biết tiền quá sớm vì sợ làm hư con, sợ con sẽ tiêu phung phí và ham thích tiền bạc. Tuy nhiên, thiết nghĩ việc sớm hay muộn không quan trọng bằng việc phải dạy con cách chi tiêu thế nào cho đúng.
Nhiều mẹ Việt có ý kiến cho rằng khi cho tiền con sẽ biết tiêu tiền và sẽ có những đòi hỏi để tiêu vặt, khi không được đáp ứng con sẽ khóc và mè nheo. Trong khi đó, đối với các mẹ Nhật họ lại hướng con đi theo cách hoàn toàn khác. Họ cho con một khoảng tiền cố định hàng tuần, để con tự do tiêu vặt trong khoảng đó tuy nhiên có một giao ước chính là khi con tiêu hết số tiền trước ngày quy định thì con sẽ tự nhịn tiêu vặt đến cuối tuần mà không được đáp ứng nữa.
Điều này khiến các bé có trách nhiệm với đồng tiền mà mình đang nắm giữ và sau vài lần tiêu quá nhanh bé học cách tự kiềm chế và bé học cách chi tiêu sao cho hiệu quả. Cho con biết tiền sớm cũng là cách giúp con biết được giá trị trao đổi của đồng tiền. Bạn có thể nhờ con đi mua đồ cho mình để dạy con cách tính toán, chi tiêu.
Thật ra biết tiền sớm không phải là xấu mà cách dạy con như thế nào mới là vấn đề. Bố mẹ có thể nhờ vào tiền để bé hiểu được giá trị của nó. Khi con xứng đáng mới nhận được món tiền tiêu vặt cần thiết. Nếu con muốn có tiền mua đồ chơi trẻ em mà bạn thấy hợp lý bạn có thể yêu cầu con thực hiện một công việc gì đó cụ thể, vừa sức bé để con nhận được “mức thù lao” mình muốn.
Bé 4 tuổi trở đi có thể học thêm cách tiết kiệm tiền bằng cách dạy con bỏ ống heo. Ngoài ra thông qua việc sử dụng tiền bạn có thể dạy con cách đưa ra quyết định. Bạn có thể cho bé một món tiền cố định và gợi ý khi lựa chọn giữa các món con thích và các món con cần. Bạn có thể hỏi con: “Con có thể chọn mua giữa thứ con thích và thứ con thật sự cần. Quyết định là ở con với món tiền đó và con phải chịu trách nhiệm về khoản chi tiêu của mình, mẹ sẽ không cho thêm tiền để con có được cả hai món.” Thông qua sự gợi ý và giao kèo từ đó bạn khéo léo dạy con cách phân tích và biết được thứ mình thật sự cần thiết hiện tại.
Cho bé biết tiền sớm không phải là cách bạn cho tiền con để mua thứ bé thích mà là cách giúp tư duy bé phát triển. Qua các bài học cách tiêu tiền của bé hàng ngày, bé dần nhận định được giá trị đồng tiền, cách chi tiêu hợp lý cũng như cách tiết kiệm tiền hiệu quả. Dây sẽ là hành trang lớn cho bé sau này.
Ở bài sau, Shop đồ chơi Tinka đưa ra cho bạn các món ăn làm con lên cơn hen để bạn tránh cho con ăn, đảm bảo cho sức khỏe của bé hằng ngày !