Dạy bé một số trò chơi dân gian ngày tết

Bên cạnh những món đồ chơi hiện đại ngày nay, bố mẹ cũng đừng nên bỏ qua các trò chơi dân gian nhé! Những trò chơi dân gian mang tính chất tập thể, gắn liền với các bài ca dao sẽ giúp bé tăng cường khả năng vận động, quan sát và quan trọng nhất là sự nhanh nhạy, cảm giác thoải mái, vui vẻ khi các bé chơi cùng với bạn bè mình. Cùng Blog Tinka dạy bé một số trò chơi dân gian ngày tết.

trochoidangian

– Chi chi chành chành

Các bé trong độ tuổi từ 3 tuổi trở lên có thể chơi trò chơi này, chỉ cần hai bé là có thể chơi Chi chi chành chành với nhau rất vui vẻ rồi và bạn có thể thay thể đồ chơi giáo dục bằng trò chơi này.

Trò chơi được chơi như sau:

Một bé xòe bàn tay ra và một bé đặt ngón tay của mình lên lòng bạn tay của bạn chơi. Bé xòe bạn tay sẽ đọc bài ca dao sau:

“Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết trương

Ba vương ngũ đế

Bắt dế đi tìm

Ù à ù ập

Đóng sập cửa vào”

Khi đọc đến chữ cuối cùng của bài ca dao, bé sẽ nắm bàn tay lại còn bé kia phải nhanh tay rút ngón tay ra khỏi lòng bàn tay của bạn chơi. Nếu một trong hai thua cuộc thì sẽ hoán đổi vị trí, và trò chơi cứ thể tiếp tục.

“Chi chi chành chành” là trò chơi dân gian có giai điệu vui nhộn vừa giúp bé luyện được ngôn ngữ vừa phát huy được sự nhanh nhẹn, phản ứng nhanh qua động tác rút tay thật nhanh.

Xem thêm: đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé

– Kéo cưa lửa xẻ

Kéo cưa lừa xẻ là một trò chơi có những nét tương tự với trò “Chi chi chành chành”, hai bé chơi cùng nắm chặt tay và thực hiện động tác đẩy người qua lại tương ứng với mỗi câu hát:

“Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ”

Khi bài hát kết thúc, cưa kéo về bên nào thì bên đó sẽ bị thua. Bé sẽ có những giờ phút rất vui vẻ với trò chơi này đấy!

– Ô ăn quan

Ô ăn quan là trò chơi không mấy xa lạ với trẻ em ở nông thôn, các bé chỉ cần dùng những hòn đá nhỏ và một viên phấn để vẽ các ô là có thể chơi rồi. Chơi ô ăn quan có thể giúp bé tăng khả năng tính toán, sự suy đoán đơn giản, thích hợp cho các bé trong độ tuổi từ 5 tuổi trở lên. Bạn có thể hướng dẫn bé chơi theo cách sau:

Bạn chi thành 10 ô vuông tương ứng, ờ cạnh ngắn của hình chữ nhật, bạn vẽ hai hình bán nguyệt lớn gọi là các nhà quan. Mỗi ô vuông bạn bỏ 5 viên sỏi nhỏ, mỗi hình bán nguyệt bạn bỏ 1 viên sỏi lớn.

Bé chơi đầu tiên sẽ rải mỗi ô vuông lần lượt cho hết 5 quân trong ô vuông, bắt đầu từ ô nào cũng được, cứ rải cho đến khi nào dừng lại mà có một ô trống phía trước thì bé sẽ được ăn các quân số quân ở ô tiếp theo và có thể cả ô quan. Bé không được rải ở nhà quan và nếu ô tiếp theo là nhà quan thì phải dừng lại và nhường lượt chơi.

Sau khi rải hết số quan và quân trên các ô, các bé có thể tổng kết xem ai có nhiều quân và quan hơn người đó sẽ thắng.

– Rồng rắn lên mây

rongranlenmay

Là một trò chơi dân gian vui nhộn, thích hợp chơi nhiều người, các bé sẽ nối thành một hàng dài, chọn ra người đứng đầu để bảo vệ, một người thầy thuốc. Đoàn rồng rắn sẽ đọc bài ca dao sau:

“Rồng rắn lên mây
Có cây xúc xắc
Có nhà hiển minh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?

“Thầy thuốc” sẽ trả lời tùy ý “Thầy thuốc đi chơi (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng …)”

Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời: “Có!”

Hai bên sẽ tiến hành đối đáp nhau:

“-Cho tôi xin ít lửa.
– Lửa làm gì? (Thầy thuốc hỏi)
– Lửa kho cá.
– Cá mấy khúc?
– Cá ba khúc.
– Cho ta xin khúc đầu.
– Cục xương cục xẩu.
– Cho ta xin khúc giữa.
– Cục máu cục me.
– Cho ta xin khúc đuôi.
– Tha hồ thầy đuổi.”

Cuộc rượt đuổi sẽ diễn ra gay cấn, người đứng đầu phải nhanh nhẹn bảo vệ không cho thầy thuốc bắt cái đuôi, nếu để bị bắt thì người bị bắt sẽ phải thay thầy thuốc và trò chơi tiếp tục. “Rồng rắn lên mây” là trò chơi mang tính tập thể cao, các bé sẽ tăng được khả năng vận động nhờ trò chơi này.

Bố mẹ hãy hướng dẫn bé các trò chơi dân gian này nhé, sẽ rất bổ ích đấy!

Xem thêm: cách dạy bé sử dụng đồ chơi đúng cách