Việc ngậm đồ chơi hay những vật vừa miệng trẻ là một trong những điều khó tránh khỏi ở trẻ nhỏ. Đây là một trong những biểu hiện mà bố mẹ cần phải quan tâm, để ý đến trẻ để không xảy ra nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Nếu bạn gặp trường hợp trẻ bị hóc đồ chơi hoặc dị vật hãy làm theo hướng dẫn của Blog Tinka để xử lí nhé!
Đồ chơi là một trong những thứ mà trẻ con thường đưa vào miệng để ngậm hoặc nhai, đó dường như là một thói quen khó bỏ của trẻ nhỏ. Vi vậy, bố mẹ không thể theo dõi bé mọi lúc mọi nơi để đợi bé bỏ những thứ nhỏ nhắn này vào miệng rồi lại lấy ra. Vậy khi trẻ bị hóc đồ chơi hoặc dị vật, cần làm gì để giải quyết? Bạn hãy thực hiện theo các cách sau:
Đôi khi việc bị hóc đồ chơi hoặc dị vật do trẻ ngậm vào miệng không hề có những biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, vì vậy, nếu thấy trẻ có dấu hiệu ho, sốt hoặc biểu hiện nào khác đáng ngờ thì bạn phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám.
Việc sơ cứu khi trẻ bị hóc đồ chơi, vật dị bạn không được đưa tay vào miệng và móc cổ họng bé, nếu làm vậy, vô tình bạn sẽ kích thích phản xạ làm co thắt thực quản khiến trẻ dễ bị ho và tắt đường thở, dẫn đến tử vong.
Bạn cần Đặt trẻ nằm ngửa trên nền đất cứng, sau đó mở miệng trẻ, nâng cằm lên hoặc cố gắng đẩy hàm về phía trước để có thể giúp trẻ dễ thở hơn.
Nếu không hiệu quả, bạn cần tiến hành vỗ ngực hoặc ấn ngực trẻ để trẻ dễ thở. Bạn cũng có thể vỗ lưng trẻ, đặt trẻ dọc theo cánh tay của người lớn, đầu trẻ đặt thấp. Sau đó, bạn lật ngược người trẻ lại và đặt trẻ nằm dọc trên đùi ấn ngực 5 lần liên tiếp ở ½ phần dưới xương ức của trẻ.
Sau khi đã thực hiện các biện pháp sơ cứu tạm thời, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở ý tế gần nhất để bác sĩ có thể kiểm tra và có hướng điều trị tốt nhất cho trẻ. Việc hóc đồ chơi hoặc dị vật có ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ hay không phụ thuộc rất lớn vào các động tác sơ cứu ban đầu của bố mẹ.
Hãy thận trọng khi con bạn nuốt phải những vật nhỏ, nhọn. Cách tốt nhất, bạn không nên cho trẻ chơi các đồ chơi hay thường xuyên cầm nắm các đồ vật có kích thước nhỏ bạn nhé!
Xem thêm các bài viết khác: